Trào ngược dạ dày là gì và nguyên nhân nào gây ra bệnh

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh thường gặp về đường tiêu hóa, gây nhiều bất tiện và khó chịu trong sinh hoạt. Vậy trào ngược dạ dày nguyên nhân do đâu, triệu chứng, dấu hiệu nhận biết ra sao và điều trị như thế nào cho hiệu quả, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.Trào ngược dạ dày : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị - BlogAnChoi

>> xem thêm: Bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì tốt và hiệu quả nhất hiện nay

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD- Gastro esophagus Reflux disease) là bệnh lý do các chất chứa trong dạ dày, nhất là axit dịch vị, thường xuyên trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng ợ nóng, nóng ngực và các triệu chứng khác, làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.

2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản do các nguyên nhân chính sau gây ra:Trào ngược dạ dày : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị - BlogAnChoi

  • Sự bất thường của cơ thắt thực quản dưới: Cơ thắt thực quản dưới nằm ngay phía dưới thực quản, khi nuốt thức ăn, cơ dãn ra, “mở đường” cho thức ăn đi xuống dạ dày và sau khi ăn, cơ co lại để ngăn không cho thức ăn từ dạ dày “dội ngược” trở lại khi dạ dày co bóp. Cơ thắt thực quản dưới co dãn yếu, làm giảm khả năng ngăn trào ngược, cơ thắt dãn mở bất thường (thường khi dạ dày chứa đầy thức ăn) gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Chậm làm rỗng thức ăn khỏi dạ dày, tăng áp lực ổ bụng: Thức ăn tồn tại trong dạ dày khiến dạ dày tăng tiết axit để tiêu hóa. Việc co bóp thường xuyên và nhất là khi dạ dày đang đầy thức ăn sẽ tác động đến cơ thắt thực quản, thức ăn, axit dịch vị theo đó có cơ hội “dội ngược” lên thực quản. Việc ăn các đồ ăn thô cứng, ăn vội, nhai không kỹ làm tăng thời gian lưu thức ăn tại dạ dày.
  • Co thắt bất thường thực quản: Thông thường thức ăn được nuốt và di chuyển xuống dạ dày một phần do tác dụng của cơ thực quản với các làn sóng co bóp để đẩy thức ăn. Sóng co bóp không bắt đầu sau mỗi lần nuốt hay biến mất ngay trước khi thức ăn xuống dạ dày, cộng với sự co bóp mạnh của dạ dày đều làm cho thức ăn và dịch vị có khả năng trào ngược trở lại.
  • Các bệnh tai mũi họng, hô hấp: Hen làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới, ho làm tăng áp lực trong ổ bụng, một vài thuốc điều trị bệnh lý về hô hấp như theophylin (chứa caffein) có thể gây trào ngược dạ dày thực quản.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, còn có nhiều yếu tố nguy cơ tạo thuận lợi cho trào ngược biểu hiện và tiến triển như hút nhiều thuốc lá, uống rượu bia, phụ nữ có thai, trẻ em,… Trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai hay ở trẻ em là một trong số các nguyên nhân gây ra các biểu hiện buồn nôn, nôn trớ thường gặp.Trào ngược dạ dày : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị - BlogAnChoi

3. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày có nhiều biểu hiện khác nhau, bên cạnh các triệu chứng tại thực quản, còn có các dấu hiệu, hội chứng ngoài thực quản. Cụ thể:Trào ngược dạ dày : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị - BlogAnChoi

Triệu chứng trào ngược do trực tiếp tác động tại thực quản

  • Ợ nóng: là cảm giác nóng rát vùng mũi ức, lan dọc sau xương ức lên đến cổ, thường xuất hiện sau bữa ăn (nhất là các bữa ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, ăn đồ chua, ăn no, uống nhiều rượu bia), tập thể dục hay khi nằm. Ợ nóng biều hiện nặng hơn khi nằm ngửa hay cúi về phía trước
  • Trớ: trớ được định nghĩa là hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên vùng hầu họng nhưng chưa dẫn đến nôn, do đó làm người bệnh có cảm giác chua, nóng ở miệng (do axit dịch vị). Các động tác cúi hay vận động mạnh làm tăng áp lực thành bụng dễ gây trớ hơn.
  • Biểu hiện khác: đau thượng vị (thượng vị hay ngay dưới mũi ức là vị trí giải phẫu của dạ dày trong cơ thể người) , nuốt đau, nuốt khó, buồn nôn hay nôn, khàn tiếng, đầy bụng, đau ngực.
  • Triệu chứng tổn thương thực quản giai đoạn muộn: các triệu chứng này là hậu quả của trào ngược dạ dày thực quản như viêm loét thực quản, xuất huyết , chít hẹp thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản

Triệu chứng do tác động các cơ quan lân cận

  • Ho mạn tính, viêm thanh quản mạn tính và suyễn.
  • Các hội chứng trên liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm những ảnh hưởng trực tiếp (hít sặc, thức ăn, dịch vị tràn vào đường hô hấp) hay gián tiếp (qua trung gian thần kinh).

Các mức độ của trào ngược dạ dày thực quản

Ngoài việc nhận biết các triêu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, cũng cần phân biệt rõ từng mức độ triệu chứng, khi nào coi là trào ngược sinh lý tự khỏi không cần can thiệp, khi nào coi là trào ngược bệnh lý và phải điều trịTrào ngược dạ dày : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị - BlogAnChoi

Trào ngược được coi là biểu hiện sinh lý bình thường khi tần suất ít, chỉ thường gặp do các bữa ăn bất thường (ăn nhiều, đồ ăn cay nóng, rượu bia,..) , không có tính chất lặp lại thường xuyên và không ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt.